Phòng ngừa bệnh trĩ là điều cần thiết giúp sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn luôn được đảm bảo. Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ thường xảy ra bởi các nguyên nhân như ăn uống thiếu chất xơ, uống quá ít nước, nhiều nhiều, lười vận động, bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, tinh thần căng thẳng kéo dài, đang mang thai hay giao hợp qua đường hậu môn.
Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường liên quan đến vấn đề lão hóa ở các mô hỗ trợ tĩnh mạch trong khu vực hậu môn, trực tràng. Khi các tĩnh mạch này suy yếu, chúng không thể hỗ trợ các cơ co thắt hậu môn và gây ra các dấu hiệu trĩ, đặc biệt là với người lớn tuổi.
Búi trĩ khi phát triển quá mức có thể sa ra ngoài hậu môn, chèn ép các cơ vòng, làm tắc nghẽn tĩnh mạch, ngăn cản quá trình lưu thông máu huyết. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi xuống.
Sa nghẹt búi trĩ trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm nặng, hoại tử vết thương, thậm chí là nhiễm trùng máu nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh trĩ lâu ngày có thể dẫn đến đại tiện ra máu, khiến cơ thể bị mất máu, thiếu máu nghiêm trọng, thậm chí là bị nhiễm trùng máu.
Tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài khiến các cơ ở hậu môn bị chèn ép, gây khó khăn cho việc đào thải phân, thậm chí chức năng hậu môn bị rối loạn khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được việc đi đại tiện.
Búi trĩ sa ra ngoài khiến hậu môn phải liên tục tiết dịch nhầy để bôi trơn nhưng lại bị rỉ ra ngoài da, tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi và gây nên các bệnh về da liễu vô cùng nghiêm trọng.
Bệnh trĩ nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau tức lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu,…khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, đứng lên ngồi xuống cũng cảm thấy rất đau.
Đặc biệt đối với phụ nữ, cấu tạo hậu môn thường khá gần bộ phận sinh dục nên vi khuẩn dễ dàng lây lan và gây nên các bệnh phụ khoa nghiêm trọng khác, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến việc hệ tiêu hóa làm việc tốt, làm mềm phân và có thể đi vệ sinh dễ dàng. Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.... Tránh lạm dụng chất xơ bởi có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
Bổ sung từ 1-2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước canh rau, nước hoa quả để giúp thanh lọc cơ thể, làm mềm phân, nhuận tràng. Hãy dàn trải lượng nước uống đều trong suốt cả ngày để cơ thể không bị thiếu nước. Bắt đầu một ngày mới với một ly nước lọc và cuối ngày thì giảm dần lượng nước uống lại để tránh đi vệ sinh vào ban đêm gây mất ngủ.
Tập thể dục là phương pháp hiệu quả nhất giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Người mắc bệnh trĩ có thể lựa chọn các bài tập aerobic hoặc đi bộ khoảng 20-30 phút mỗi ngày để giúp việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
Hãy chọn một thời điểm trong ngày để duy trì thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Điều này rất quan trọng giúp người táo bón và có nguy cơ bị bệnh trĩ sẽ phòng ngừa được bệnh một cách hiệu quả, nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu không đi ngoài được thì không nên cố gắng rặn và cũng không nên cố giữ quá lâu khi buồn đại tiện bởi chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và làm ảnh hưởng xấu đến hậu môn
Thói quen ngồi quá lâu thường xảy ra với những người làm việc văn phòng có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Để phòng ngừa bệnh trĩ, hãy thay đổi tư thế làm việc thường xuyên, trung bình cứ 50 phút ngồi thì hãy đứng lên vận động khoảng 5-10 phút giúp máu huyết lưu thông, giảm áp lực cho hậu môn và hạn chế hình thành búi trĩ.
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng những biện pháp đơn giản ngay tại nhà sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Chỉ cần thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày thì bạn sẽ nhận thấy những sự cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn.
Khớp vai là một trong những khớp lớn và quan trọng trong cơ thể bởi nó cử động nhiều và liên quan đến cả cánh tay phía dưới. Khớp vai cũng rất dễ bị thoái hóa do sụn khớp bị bào mòn và kéo theo đó là những tổn thương nghiêm trọng hơn, gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Vậy, bệnh thoái hóa khớp vai nguyên nhân do đâu, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả?
Những người lớn tuổi thường có xương khớp suy yếu, dễ bị thoái hóa hơn là những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do tuổi càng cao, xương khớp càng lão hóa, quá trình tái tạo tế bào bị hạn chế, lượng chất nhầy tiết ra cũng ít hơn, không đủ bôi trơn và bảo vệ xương khớp nên dễ dẫn đến những tổn thương.
Những người ăn uống kém khoa học, dễ bị suy nhược cơ thể thường có nguy cơ bị bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn người bình thường. Chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D và các khoáng chất khiến xương ngày càng yếu, dễ gãy và dễ bị bào mòn hơn.
Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng khiến cơ thể rất dễ bị lão hóa sớm, suy yếu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp.
Những người làm công việc nặng nhọc, hoạt động tay chân, gồng gánh nhiều thường sẽ khiến xương bả vai bị chèn ép nhiều, với tần suất liên tục gây bào mòn sụn khớp vai dẫn đến tình trạng thoái hóa.
Ngoài ra, hoạt động và làm việc nặng nhọc nhiều cũng dễ dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng như té ngã, va đập tác động trực tiếp đến khớp vai, làm sụn khớp bị bào mòn và giảm sự linh hoạt của khớp vai.
Khớp vai bị cứng, khó khăn khi xoay bả vai, nhấc cánh tay hay cử động cánh tay, đặc biệt là thời điểm mỗi sáng sau khi thức dậy.
Khớp vai bị sưng đỏ, kèm theo cảm giác nóng rát do khớp vai bị viêm, các tổ chức gần khớp sẽ bị tổn thương, gây ra hiện tượng sưng các mô mềm xung quanh. Khi dùng tay ấn mạnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng vai.
Đau nhức âm ỉ ở vùng khớp vai và cảm giác đau tăng dần theo thời gian, lan dần đến phần bả vai, ức và cổ, đặc biệt là vào ban đêm gây mất ngủ.
Khó khăn khi cử động tay, xoay người hay cúi gập người, thậm chí gây bất động khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Phát ra tiếng động ở phần khớp vai trong quá trình cử động, di chuyển cánh tay.
Khớp vai yếu đi, kém linh hoạt làm người bệnh ít vận động, từ đó dễ bị teo cơ, không còn rắn chắc như trước đây.
Khi nhận thấy những biểu hiện trên của bệnh thoái hóa khớp vai, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị kịp thời.
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ thường sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc nhằm cải thiện cảm giác đau nhức vai, cải thiện tình trạng bệnh như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,...
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây nếu không có sự chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, cũng như giảm thiểu được tình trạng lờn thuốc về sau này.
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng xương khớp, đặc biệt là khớp vai, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp vai khá hiệu quả. Bạn có thể tìm đến các nhà thuốc nổi tiếng, uy tín, cung cấp những sản phẩm chất lượng để được tư vấn và tìm ra được sản phẩm phù hợp.
>>> Tham khảo Ngay: Một sô TPCN tốt cho xương khớp, an toàn khi sử dụng
Đông Y sẽ là phương pháp điều trị đi từ căn nguyên, nguồn gốc của bệnh thoái hóa khớp vai bằng các vị thuốc từ dân gian để tiêu trừ mầm bệnh, tăng cường kháng thể, bồi bổ thêm dưỡng chất cho xương khớp vai một cách hiệu quả.
Đối với các trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các bài tập nhẹ hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần thực hiện bài tập dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị, đảm bảo đúng tư thế, động tác. Tuyệt đối không nên tự thực hiện tại nhà vì dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Trong những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, sử dụng thuốc không còn tác dụng thì phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, ít tái phát, hạn chế những biến chứng về lâu dài.
Một số kiến thức cơ bản về bệnh thoái hóa khớp mà bạn nên nắm rõ nhằm có biện pháp bảo vệ sức khỏe xương khớp của bản thân và những người xung quanh. Xương khớp có chắc khỏe thì cuộc sống của bạn mới có thể hạnh phúc được !
>>> Tham khảo thêm: 10 Cách điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp thường thể hiện rõ ràng thông qua những cơn đau, làm người bệnh rất khó chịu, cảm thấy đau nhức khi vận động, thậm chí là tàn phế nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng Nhân Hòa tìm hiểu dấu hiệu và những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh khá phổ biến này nhé!
Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, sau khi ngủ thức dậy, các khớp thường bị cứng, khó vận động, phải tiến hành massage và xoay khớp, sau khoảng 1 tiếng thì các khớp mới mềm ra như bình thường. Dấu hiệu này còn gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như khó đi lại, khó xoay nắm cửa, khó mở nắp lọ, khó cúi xuống hay đứng lên...
Đau khớp đột ngột xảy ra mà không phải do bất cứ ngoại lực nào tác động làm tổn thương. Cơn đau nhẹ và âm ỉ, thường bùng phát dữ dội vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, đó chính là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay,...
Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ có những cơn đau, mà còn tồn tại tình trạng sưng, nóng và đỏ ở vùng da quanh khớp. Biểu hiện là vùng da quanh khớp bị sưng tấy và đỏ, có cảm giác đau nhức, khi sờ vào thường ấm hơn các vùng da xung quanh.
Dấu hiệu sưng khớp chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng khớp bị tổn thương, dẫn đến gai xương ở khớp hoặc tích tụ dịch khớp lâu ngày. Tình trạng này còn gây khó khăn cho người bệnh khi đi bộ, leo cầu thang, cúi xuống, cầm đồ cũng không chặt,...
Đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày mà không được điều trị đúng cách. Tình trạng viêm khớp kéo dài gây tổn thương mô sụn, màng bao hoạt dịch, gây thoái hóa khớp, biến dạng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế, bại liệt cả đời.
Ngoài ra, còn một số những dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp cũng khá thường gặp như: mệt mỏi, sốt, chán ăn, mất ngủ vì đau nhức,...Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy thăm khám để có phương pháp điều trị sớm nhất nhé!
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường diễn tiến nhanh chóng, làm giảm tuổi thọ và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
Nguy cơ nhiễm trùng cao do phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
Biến chứng ở mắt, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Biến chứng ở phổi, gây sẹo phổi, tắc nghẽn đường dẫn khí, tăng áp trong phổi cao hơn bình thường.
Biến chứng mạch máu gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, suy giảm lưu thông máu huyết.
Tăng nguy cơ loãng xương và những tổn thương xương khớp nghiêm trọng khác.
Tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày và mắc các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 50% so với người bình thường.
Bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có những phương pháp giúp làm chậm bệnh tiến triển, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Điều trị bằng nhóm thuốc giảm đau không steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, trong trường hợp nặng hơn có thể cần đến thuốc giảm đau gây nghiện.
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Tránh những động tác có hại cho khớp, thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp.
Cố gắng duy trì hoạt động hàng ngày, bởi việc không vận động khiến các khớp trở nên cứng và tổn thương nặng hơn, các cơ xung quanh cũng dần yếu đi.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, tăng cường trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
Trên đây, Nhân Hòa chia sẻ cùng bạn 5 dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp và những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bạn sẽ có thể những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho bản thân và những người thân yêu xung quanh nhé!
Ngăn ngừa bệnh viêm phế quản trong giai đoạn chuyển mùa là điều được nhiều người quan tâm. Bởi căn bệnh này thường kéo theo chứng ho có đờm, gây khó thở, mệt mỏi, mất ngủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy, làm sao để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả?
Nguyên nhân chính của bệnh viêm phế quản cấp tính thường là do tiếp xúc vi khuẩn, virus, các chất kích thích phổi như khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm không khí gây nên các triệu chứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu như ho có đờm, khạc ra máu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, chán ăn, khó thở, tức ngực trong vài tuần liền.
Tình trạng viêm phế quản cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính kéo dài hàng tháng, thậm chí nhiều năm trời nên rất khó điều trị, dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm tổn thương đến hệ hô hấp và gây nguy cơ tử vong rất cao.
Quá trình điều trị bệnh cũng vô cùng mất thời gian, tốn kém, khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Điều cần thiết ngay lúc này là giải pháp ngăn ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả, ngăn ngừa những hệ lụy do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Do đó, cách ngăn ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất đó chính là không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường khói thuốc. Có như vậy mới giảm nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố, lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, làm đẹp da, giữ dáng vô cùng hiệu quả. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Giai đoạn chuyển mùa với thời tiết hanh khô, ẩm ướt khiến mũi, miệng có cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản. Vì vậy, sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và miệng để giúp tiêu diệt vi khuẩn, dễ thở và ngăn ngừa bệnh
viêm phế quản hiệu quả.
Vacxin ra đời nhằm mục đích cung cấp cho cơ thể khả năng đề kháng với những vi khuẩn, virus gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Vì thế, tiêm phòng vacxin đầy đủ chính là cách phòng ngừa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Để chăm sóc cơ thể đúng cách, bạn nên bắt từ những thói quen đơn giản nhất như đeo khẩu trang, mặc thêm áo khoác, quàng thêm khăn khi ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ngăn ngừa những chất độc hại có thể xâm nhập vào đường hô hấp gây ra bệnh viêm phế quản.
Ngăn ngừa bệnh viêm phế quản không chỉ từ bên ngoài mà còn cần cả bên trong cơ thể. Một chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất cần thiết sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. Hạn chế những đồ ăn cay nóng, chiên xào, rượu bia và nước ngọt có gas bởi sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp.
Người sở hữu hệ hô hấp nhạy cảm sẽ thường bị dị ứng bởi những tác nhân như lông động vật, mùi hương lạ,...Bạn cần tránh xa và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng này nhằm ngăn ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất.
Thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch. Đây cũng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa mọi căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Với 8 cách ngăn ngừa bệnh viêm phế quản vừa chia sẻ thực chất cũng là những thói quen rất cơ bản hàng ngày. Bạn có thể áp dụng ngay hôm nay để bảo vệ phổi, cũng như sức khỏe của chính bản thân mình và những người thân yêu.
Bạn sợ phải uống thuốc nhưng lại bị cơn đau họng làm mệt mỏi, khiến sức khỏe bị giảm sút. Làm sao điều trị viêm họng nhanh chóng ngay tại nhà không dùng thuốc là thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Có 7 cách đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, hãy tham khảo ngay nhé!
Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp giúp sát khuẩn khoang miệng, giảm đau sưng, điều trị viêm họng nhanh chóng. Bạn có thể tiến hành pha nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Hãy súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày giúp cải thiện viêm nhiễm, giảm bớt tình trạng đau họng.
Cổ họng đau rát và sưng tấy cũng là biểu hiện cho cơ thể đang thiếu nước trầm trọng. Hãy bổ sung nước thường xuyên để giúp tăng độ ẩm cho khoảng mũi, miệng, tăng cường sức đề kháng và thanh lọc cơ thể một cách hiệu quả.
Bạn có thể uống nước ấm, nước chanh pha ấm, trà đen hoặc nước ép trái cây để giúp giữa cho cổ họng ẩm ướt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, thu nhỏ mô họng bị sưng, giảm đau họng, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Sử dụng mật ong được xem là phương pháp điều trị viêm họng nhanh chóng nhờ cung cấp chất chống oxy hóa, các loại vitamin, bổ sung lợi khuẩn cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng một cách tối ưu. Mật ong có tác dụng bổ phế, kháng viêm, giải độc giúp chữa ho, viêm họng hiệu quả.
Pha một muỗng cà phê mật ong với một ít nước cốt chanh hòa trong ly nước ấm và uống 3-5 lần/ngày. Hỗn hợp này sẽ giúp sát khuẩn, giảm tắc nghẽn đờm, giảm đau rát và sưng tấy cổ họng cực hiệu quả.
Tỏi chứa chất allicin giúp kháng khuẩn, khử trùng, ngăn ngừa vi khuẩn và hỗ trợ điều trị viêm họng nhanh chóng. Tỏi cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Bạn dùng tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Sử dụng 3 lần/ ngày, trước ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày để có hiệu quả tối ưu nhất.
Trà gừng có tính ấm, có công dụng diệt vi khuẩn, bổ phế, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm họng, làm thông thoáng mũi họng, chống viêm, làm dịu cơn đau họng một cách nhanh chóng.
Bạn dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc đập dập rồi cho vào cốc nước nóng trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó, cho thêm nước cốt chanh, mật ong hoặc đường phèn, khuấy đều và uống khi còn ấm. Sử dụng trà gừng 2 – 3 lần/ ngày không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm họng mà còn cải thiện sức khỏe rất hiệu quả.
Sinh hoạt lâu trong phòng có máy điều hòa hay thời tiết hanh khô sẽ dễ làm cơ thể mất nước và bệnh viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ bổ sung thêm hơi ẩm cho không gian sinh hoạt, giúp cổ họng bớt đau rát. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm còn thường tích hợp thêm chức năng lọc sạch không khí giúp loại sạch bụi bẩn, ngăn ngừa những tác nhân gây hại cho cổ họng.
Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương, ngăn ngừa bệnh viêm họng hiệu quả. Cách sử dụng: bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.
Cảm giác đau rát, khó chịu do cơn viêm họng gây ra sẽ không còn ám ảnh bạn nếu như biết cách áp dụng 7 cách điều trị viêm họng nhanh chóng đã chia sẻ ở trên. Chủ động phòng ngừa và bảo vệ cổ họng từ hôm nay bạn nhé!